Mẹ bầu thèm ăn là thiếu chất?

Phụ nữ mang thai thường có xu hướng thèm ăn nhiều thứ hơn và điều này có phải xuất phát từ nguyên nhân cơ thể họ thiếu chất?
Mẹ bầu thèm ăn là thiếu chất?
Hãy lắng nghe những lời giải thích của các chuyên gia dưới đây:

Trên thực tế, bà bầu không thèm ăn tất cả những thứ đồ ngọt hoặc đồ chua. Sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong khi mang thai có thể ảnh hưởng không nhỏ tới khẩu vị của bà bầu (điều này cũng giải thích vì sao mà phụ nữ mãn kinh thường thèm ăn hoặc ghét ăn). Nhưng các nhà khoa học cuối cùng thì vẫn khẳng định, chưa có cách giải thích nào đúng đắn nhất cho trường hợp này.

Những cơn thèm ăn có nguyên nhân từ đâu?

Một vài nhà dinh dưỡng học và chăm sóc sức khỏe tin tưởng những cơn thèm ăn có ý nghĩa rất quan trọng với bà bầu. Ví dụ, việc bạn thèm ăn kem hoặc khoai tây khô… có liên quan tới việc cơ thể bạn thiếu sắt. Những thức ăn khác cũng cần được chú ý như việc hấp thu một lượng magiê từ các loại thực phẩm như bột mì, đậu đỗ, hạt có dầu, rau xanh (rau bina).

Cũng có rất nhiều bà bầu cần axit béo chủ yếu trong bữa ăn của mình vì thế mà họ bắt đầu ăn những thực phẩm chứa dầu cá, dầu thực vật, song song với đó là những cơn thèm ăn biến mất. Tương tự, nếu bà bầu thèm ăn thịt đỏ thì dường như cơ thể bà bầu cần bổ sung lượng protein.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ chế sinh học của cơ thể cũng gây ra chứng thèm ăn. Điều đó cũng giải thích vì sao một số bà bầu lại thèm thức ăn và nước uống có thể làm hại thai nhi như nước sô đa, cà phê, rượu…

Ngoài ra, có ý kiến trái chiều như không thực sự có sự liên quan giữa việc thèm ăn của bà bầu và những gì cơ thể bà bầu cần. Họ đưa ra giả thiết, nếu con người thèm ăn những gì mà cơ thể họ cần thì có thể tất cả chúng ta sẽ ăn nhiều rau cải xanh hơn là sô cô la. Và một bằng chứng quan trọng khiến chúng ta khó có thể bỏ qua là trong lịch sử không có bất cứ một giải thích khoa học nào cho việc thèm ăn ở bà bầu lại có liên quan tới việc cơ thể bà bầu thiếu chất gì. Một điều chúng ta cần biết rằng, việc thèm ăn hoặc chán ghét thức ăn đến một cách tự nhiên và song song.

Đối phó với những cơn thèm ăn thế nào?

Ăn từng chút một

Khi bạn đói và thèm ăn, bạn có thể ăn một chút một, không nên ăn quá nhiều một lúc. Ví dụ, nếu thèm khoai tây lát chiên, bạn có thể cho vài lát và ăn kèm ngũ cốc. Điều này sẽ rất khó thực hiện khi cơn thèm ăn như một con thú hoàng trong cơ thể bạn nhưng hãy kiền chế bản thân và cố gắng thực hiện theo nguyên tắc này.

Ăn đúng bữa, đúng giờ

Nếu bạn ăn uống theo đúng giờ giấc hàng ngày thì sẽ ít cảm thấy thèm ăn và ăn những thứ không tốt cho sức khỏe. Ngược lại, nếu bạn không thể ăn đúng bữa hàng ngày thì bạn sẽ dễ dàng ăn những thứ có sẵn và cơ thể bạn rất dễ tích mỡ.
Bổ sung chất xơ và protein

Chất xơ và protein sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với các loại thực phẩm khác. Nếu cơ thể bạn phải hoạt động vất vả để tiêu hóa thức ăn của bữa trước thì bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn.

Tập luyện thay vì ăn uống

Hãy đi bộ thay vì ngồi một chỗ và ăn chocolate hoặc những đồ ăn khác không tốt cho sức khỏe. Tập luyện dưới bất kì hình thức nào cũng sẽ giúp bạn quên đi chuyện ăn uống mà lại rất có lợi cho sức khỏe bản thân.

Đừng nuông chiều bản thân

Việc nuông chiều bản thân quá đà, thèm gì ăn nấy sẽ tạo thói quen thèm ăn rất xấu cho bản thân. Vì vậy, mẹ bầu nên cố gắng kiềm chế những đồ ăn không tốt cho thai nhi nếu bạn thường xuyên thèm khoai tây chiên hay cà phê… Dù bạn đang mang bầu thì cũng phải có những nguyên tắc ăn uống nhất định cho bản thân nhé!

Nguyên Thảo (Tổng hợp)