Sấu ngâm

Một mùa sấu nữa lại về, khắp các chợ Hà Nội đều rộn ràng sắc xanh của sấu, một trong những thứ quả đặc trưng không thể thiếu của mùa hè Hà Nội. Theo dân gian, quả sấu đưa vào chế biến có thể làm nhiều món như sấu dầm chua cay, dầm đường, dầm muối ớt, sấu dầm nước rau, sấu om vịt, sấu ngâm đường pha nước đá để giải nhiệt...

=> Không thể bỏ qua cách làm vịt om sấu nhé các mẹ

Trong các cách làm đó, món sấu ngâm đường để giải nhiệt mùa hè nóng nực là cách mà nhiều bà nội trợ lựa chọn.  Có rất nhiều mẹ đã chia sẻ: "Những ngày hè nóng nực như vừa rồi sau khi đi đường về mà được uống một cốc nước sấu đá thì thật là đã khát. Nhưng đã thử ngâm nhiều cách khác nhau nhưng lọ sấu ngâm vẫn hay bị nổi váng". Có nhiều chị em còn đưa ra hướng xử lý váng ngâm trong sấu, cách làm phổ biến của chị em là hớt váng nổi trắng đi rồi tiếp tục ngâm tiếp. Nhưng sau đấy vài hôm váng trắng lại nổi.

Meohaybotui.com xin chia sẻ với các mẹ cách ngâm sấu ngon với đường, sấu giòn mà không bị nổi váng.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm cách ngâm sấu ngon không váng sau đây

Nguyên liệu:

  • Sấu: 1 kg,
  • Đường: 1 kg,
  • Một thìa cà phê muối
  • Gừng: 1 củ nhỏ 100g
  • Nước: 1,5 lít
  • Bình thủy tinh 5 lít

Cách làm sấu ngâm giòn

Bước 1: Ước chừng sấu 1kg cần 1kg đường (nên chọn đường hoa mai để nước ngâm có màu vàng óng hấp dẫn), gừng già 100g, một ít muối.

Bước 2: Sấu cạo (gọt) vỏ, khía làm tư hoặc nếu khéo tay có thể cắt khía theo hình xoắn ốc. Khía xong quả nào thì ngâm luôn quả đó vào chậu nước có pha muối loãng để sấu khỏi thâm. Rửa sạch sấu khoảng 2 lần nữa với nước pha muối cho bớt chát và hết nhớt.

Bước 3: Đun nước sôi + một chút muối để chần sấu. Với 1kg sấu nên chia để chần làm nhiều lần cho đều. Và chỉ chần đến khi sấu dần chuyển sang màu vàng là vớt ra ngay.

Bước 4: Gừng rửa sạch nướng qua cho thơm.

Bước 5: Hòa tan 1kg đường với 1 lít nước, đun kĩ đến khi nước đường hơi sánh. Riêng khâu này, bạn không nên đun qua loa, nếu không sau khi ngâm sấu, nước sấu dễ nổi váng.

Bước 6: Cho gừng nướng vào đun cùng. Để một lúc thì tắt bếp, đặt nơi thoáng mát cho nước đường nhanh nguội.

Bước 7: Khi nước đường thật nguội thì trút vào lọ đã xếp sẵn sấu. Khi ngâm sấu với nước đường đã đun để nguôi, sau 5 giờ là có thể ăn được, nhưng muốn quả sấu ngấm đường có vị ngọt thì nên dùng ít nhất sau 24h.

Cách làm sấu ngâm không váng

Nếu sợ sấu ngâm ngọt, bạn có thể giảm lượng đường, còn khoảng 800g cho 1kg sấu, tuy nhiên, không nên bớt đường nhiều, vì nếu ít đường quá lọ sấu ngâm cũng không để lâu được. Cho nhiều đường khi uống có thể dùng nước cốt để pha thêm nước và thêm đá là hợp lý.

Chúc các mẹ thành công với cách ngâm sấu ngon giòn trên nhé!